Lịch sử Nghệ_thuật_vị_nghệ_thuật

"L'art pour l'art" ("nghệ thuật vị nghệ thuật") được ghi công do Théophile Gautier (1811-1872) đặt ra, ông là người đầu tiên đã tiếp dụng cụm từ đấy làm thành khẩu hiệu trong phần tựa ngôn cho cuốn sách Mademoiselle de Maupin năm 1835 của mình. Tuy nhiên Gautier không phải là người đầu tiên viết những từ đó: chúng xuất hiện trong các tác phẩm của Victor Cousin (en),[1] Benjamin Constant (en) và Edgar Allan Poe. Ví dụ, Poe có lập luận trong bài tiểu luận "Nguyên lý thơ ca (en)" (1850) rằng:

Chúng tôi đã quan niệm trong tâm khảm rằng viết một bài thơ thì chỉ đơn giản là vì bài thơ đấy mà thôi... và thừa nhận ý đồ của chúng tôi là vậy rồi, thì tức là tự chúng tôi thú nhận niềm khao khát triệt để đến tính tôn nghiêm và sức mạnh của thơ ca chân chính:– mà thực tế đơn giản rằng vậy tức là chỉ cần chúng tôi cho phép bản thân nhìn vào tâm hồn của chính mình thì chúng tôi sẽ ngay lập tức ở đó, khám phá rằng bên dưới mặt trời chẳng có hoặc chẳng thể tồn tại bất kỳ tác phẩm nào mà được tôn nghiêm thấu đáo, cao quý tột bậc, hơn chính bài thơ này, tự thân bài thơ này, ‘bài thơ mà là một bài thơ và chẳng gì hơn’ này, ‘bài thơ mà được viết chỉ vì bài thơ đấy’ này.[2]

"Nghệ thuật vị nghệ thuật" là một "tín điều bohemian chủ nghĩa" trong thế kỷ thứ 19, một khẩu hiệu được giương lên để phản kháng lại những người – từ John Ruskin (en) đến những người cộng sản mãi sau này có ủng hộ trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa – mà có suy nghĩ cho rằng giá trị của nghệ thuật là để phục vụ một số mục đích đạo đức (en) hoặc giáo huấn. Đó là một sự bác bỏ mục tiêu của chủ nghĩa Mác về việc chính trị hóa nghệ thuật. "Nghệ thuật vị nghệ thuật" đã khẳng định rằng 'nghệ thuật đáng giá như nghệ thuật', rằng 'những hoạt động theo đuổi nghệ thuật là sự biện minh cho chính chúng' và rằng 'nghệ thuật không cần sự biện minh về đạo đức' – và quả thực, 'nghệ thuật được phép mang tính lật đổ, chống phá, hoặc trung lập về đạo đức'.

Trên thực tế, James McNeill Whistler (en) đã viết như bên dưới, trong đó ông đã chối bỏ vai trò thường lệ của nghệ thuật trong việc phục vụ nhà nước hoặc quốc giáo, chúng đã một thời gắn bó với thực tiễn của vai trò đấy kể từ Phong trào Phản Cải cách của thế kỷ thứ 19: "Nghệ thuật nên được độc lập với mọi lời nịnh nọt – nó nên đứng một mình [...] và khơi gợi giác quan nghệ thuật của mắt hoặc tai, mà không gây lẫn lộn điều này với những cảm xúc hoàn toàn xa lạ với nó, như sự tận tâm, thương hại, tình yêu, lòng ái quốc và những thứ tương tự."[3]

Sự gạt bỏ sống sượng như vậy cũng đã thể hiện việc xa cách của nghệ sĩ khỏi chủ nghĩa cảm thương (en). Tất cả những gì còn lại của chủ nghĩa lãng mạn trong phát biểu này là sự nương tựa vào con mắt và cảm tính của chính nghệ sĩ, dựa vào chúng như kẻ trọng tài.

Khẩu hiệu dứt khoát đấy gắn liền với lịch sử nghệ thuật và thư từ Anh ngữ cùng với Walter Pater (en) và những 'người ủng hộ ông' trong Trào lưu Duy mỹ (en)–trào lưu đã tự giác nằm trong cuộc nổi loạn chống lại chủ nghĩa đạo đức thời Victoria (en). Nó đã xuất hiện lần đầu tiên bằng tiếng Anh trong hai tác phẩm được xuất bản đồng thời vào năm 1868: Phê bình của Pater về thơ của William Morris (en) trong Tạp chí Westminster Review (en) và William Blake: A Critical Essay của Algernon Charles Swinburne (en). Một hình thức có sửa đổi của bài phê bình của Pater đã xuất hiện trong Studies in the History of the Renaissance (Các nghiên cứu về Lịch sử của Thời phục hưng, 1873) của ông, đây là một trong những văn bản có ảnh hưởng nhất của Trào lưu Duy mỹ.

Arnold Bennett (en) đã đưa ra một nhận xét bông đùa về vấn đề đấy: "Tôi sẽ ngồi yên để rồi nhìn những đồng bạn khác mỗi người đút túi 2 guinea cho mấy câu chuyện mà tự thân tôi có thể làm tốt hơn sao? Với tôi thì không. Nếu ai mà tưởng rằng mục tiêu duy nhất của tôi là nghệ thuật vị nghệ thuật, thì họ bị lường gạt một cách tàn độc rồi".

Ở Đức, nhà thơ Stefan George (en) là một trong những nghệ sĩ đầu tiên dịch cụm từ đấy sang Tiếng Đức ("Kunst für die Kunst") và tiếp dụng nó cho chương trình văn chương của chính mình mà ông đã trình bày trong tập đầu tiên của tạp chí văn chương Blätter für die Kunst (1892) của ông. Ông đã lấy cảm hứng chủ yếu từ Charles Baudelaire và 'những người Pháp tượng trưng chủ nghĩa' mà ông đã gặp ở Paris, nơi ông làm bạn với Albert Saint-Paul và được kết thân với giới những người quanh Stéphane Mallarmé (en).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghệ_thuật_vị_nghệ_thuật http://www.britannica.com/eb/article-9125149/art-f... http://www.redwedgemagazine.com/online-issue/marxi... http://xtf.lib.virginia.edu/xtf/view?docId=DicHist... http://arthistoryresources.net/modernism/artsake.h... http://eapoe.org/works/essays/poetprnd.htm http://photo-soup.org/wp2013/wp-content/uploads/20... https://www.fbuch.com/diego-rivera/ https://www.smithsonianmag.com/arts-culture/refine... https://web.archive.org/web/20070818170352/http://... https://www.marxists.org/reference/archive/mao/wor...